Khi doanh nghiệp Mỹ “nhớ nhà”

Trước đây, các công ty Mỹ thường thuê các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… gia công. Xu hướng này hiện đã đảo ngược. đưa sản xuất trở lại trong nước đang thay thế cho hình thức gia công ở nước ngoài. Tương tự, những quốc gia/vùng lãnh thổ như Hồng Kông cũng đang hướng đến Mỹ như một cách để giảm chi phí hoạt động.

 Cân nhắc hồi hương

Trong thời kỳ đầu thử nghiệm tập đoàn đa quốc gia, việc chuyển sản xuất ra nước ngoài là hợp lý. Đa phần người tiêu dùng đồ nội thất, quần áo, hàng dệt may vui mừng vì được mua hàng giá hời. Còn các doanh nghiệp (DN) lớn được hưởng chi phí thấp ở nước ngoài. Tuy nhiên những năm gần đây, các thiên đường giá rẻ như Trung Quốc đã mất đi sức hấp dẫn do chi phí lao động tăng và bất ổn kinh tế xuất hiện ở phía bên kia bán cầu. Điều đó kết hợp với nguồn khí đốt tự nhiên giá rẻ dồi dào tại Mỹ và xu hướng địa phương hóa dẫn đến việc hình thành làn sóng hồi hương tại Mỹ.

Đầu năm 2024, một cuộc khảo sát do Boston Consulting Group thực hiện cho thấy 54% nhà sản xuất có trụ sở tại Mỹ đang cân nhắc chuyển hoạt động từ Trung Quốc về nước, trong khi 16% cho biết họ đã chuyển một phần hoạt động về nước.

Theo Reshoring Initiative (Sáng kiến hồi hương), một nhóm nghiên cứu do ngành công nghiệp tài trợ, sự kết hợp giữa hoạt động hồi hương sản xuất và đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã mang lại 60.000 việc làm cho ngành sản xuất của Mỹ trong năm ngoái, so với 30.000 đến 50.000 việc làm ở nước ngoài. Con số không lớn nhưng đáng chú ý.

Airbus đến Alabama, Caterpillar rời Nhật Bản

Vào tháng 9/2024, hãng sản xuất máy bay có trụ sở tại Toulouse, Pháp đã công bố sẽ xây dựng một cơ sở trị giá 600 triệu USD tại Mobile, bang Alabama, tạo ra 1.000 việc làm.

Ngoài việc thoát được tỷ giá hối đoái EURO-USD và có được chỗ đứng tại sân sau của Boeing, động thái này giúp hãng khai thác chi phí lao động rẻ ở một tiểu bang có mức lương tối thiểu theo giờ là 7,25 USD (thấp nhất tại Mỹ), các cuộc đình công rất hiếm hoi và chế độ phúc lợi công việc rẻ hơn 30% so với ở châu Âu.

5 Khi doanh nghiep My nho nha tieng Viet 1

Vào tháng 8/2024, nhà sản xuất thiết bị hạng nặng Caterpillar có trụ sở tại Illinois công bố chuyển hoạt động sản xuất xe tải chuyên dụng từ Mexico về Victoria, Texas. Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của HOLT CAT, Dave Harris, tuyên bố động thái này sẽ tạo ra 200 việc làm.

“Tác động sẽ vượt xa con số 200 việc làm ban đầu, nó nói lên cơ hội kinh tế mà HOLT và Caterpillar cùng nhìn thấy trong việc mở rộng doanh số, hỗ trợ phụ tùng và dịch vụ”, ông cho biết.

Hoa Kỳ từng là lựa chọn của nhiều DN

Năm 2013, nhà sản xuất hàng dệt may Trung Quốc Keer Group xây dựng cơ sở đầu tiên bên ngoài Trung Quốc tại quận Lancaster, South Carolina. Khoản đầu tư 218 triệu USD này tạo ra hơn 500 việc làm tại vùng sản xuất bông nói trên. Zhu Shan Qing, chủ tịch Keer Group cho biết: “Chúng tôi chọn đặt cơ sở đầu tiên tại Mỹ của mình ở South Carolina vì một số lý do, bao gồm tiểu bang có lực lượng lao động dồi dào, gần các nhà sản xuất bông và dễ dàng tiếp cận cảng”.

Apple cũng đã đưa tên mình vào danh sách “made in America” vào năm 2013 thông qua việc đầu tư 100 triệu USD xây dựng dòng sản phẩm Mac Pro tại Texas. “Sản phẩm được lắp ráp tại Texas, bao gồm các bộ phận được sản xuất tại Illinois và Florida, dựa trên thiết bị được sản xuất tại Kentucky và Michigan”, Tim Cook nói với báo chí. Để cuối cùng, máy tính được đóng dấu cam kết “lắp ráp tại Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng vì phần lớn doanh thu của Apple vẫn đến từ iPad và iPod được sản xuất tại Trung Quốc.

Nhà sản xuất máy tính Trung Quốc Lenovo đã mở một cơ sở sản xuất tại North Carolina vào giữa năm 2013. Mặc dù cơ sở trị giá 2 triệu USD này chỉ tạo thêm 115 việc làm nhưng sự hiện diện của thương hiệu này tại North Carolina được định giá sẽ tạo ra khoảng một tỷ USD trong doanh thu hằng năm của tiểu bang.

Trong nửa thập kỷ qua, Brooks Brothers đã nỗ lực loại bỏ logo “made in China” thường được gắn trên quần áo của mình. Và họ đã làm được. Năm 2013, công ty may mặc này đã tăng cường nỗ lực sản xuất 70% vest tại Haverhill, Massachusetts, sử dụng 475 lao động. Công ty cũng sản xuất cà-vạt tại Long Island City, New York và 10% áo sơ mi tại Garland, North Carolina.

Đặc biệt, trong 5 thập niên qua, gã khổng lồ bán lẻ Walmart đã chuyển 4.444 việc làm từ vô số quốc gia trở lại Mỹ. Công ty còn cam kết mua thêm 250 tỷ USD sản phẩm được sản xuất tại Mỹ vào năm 2023 để hỗ trợ tạo việc làm cho người Mỹ.

Cho đến nay, đã có 38 công ty đưa sản xuất trở về nước để cung cấp cho chuỗi cung ứng. Tuy nhiên việc lựa chọn nơi sản xuất không phải là con đường một chiều. Khi đồng USD mạnh lên, các nhà sản xuất có thể quay lại các tuyến đường rẻ hơn. Nhưng khi công nghệ cải thiện và năng lực sản xuất cũng cải thiện, đừng ngạc nhiên nếu các DN lớn ở nước ngoài có chút “nhớ nhà”.

Hiệp Ca

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý. Việt Nam đang ngày càng trở […]

...
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị […]

...
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...
ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...
toa-dam-thuong-mai-go-va-san-pham-go-giua-viet-nam-va-hoa-ky

[Hỗ trợ truyền thông] Tọa đàm Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

– Tọa đàm do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & Môi trường) tổ chức Thông tin chi tiết của chương trình: Thời gian: từ 8h00-12h00, ngày 24/6/2025 (thứ Ba). Địa điểm họp trực tiếp: Phòng họp 201, nhà B6, số […]

...
doc-hoa-ky-khoi-xuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-go-dan-viet-nam

[THÔNG BÁO KHẨN] DOC Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí từ Việt Nam. Trước khi phát hành bảng câu hỏi điều tra, DOC yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi nhằm […]

...
ong-conan-lee-giam-doc-dieu-hanh-cong-ty-lecangs-thu-suc-voi-ban-si-truc-tuyen

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến

Đến thăm đại bản doanh của Lecangs ở Los Angeles, ấn tượng đầu tiên là tính quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty. Lecangs hiện đang cung ứng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp (DN) tham gia kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử muốn tiếp cận người dùng […]

...
Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...