Ngành gỗ và nội thất trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Mỹ – thị trường tiêu thụ nội thất lớn nhất thế giới, cũng là nơi đang diễn ra những chuyển động mạnh mẽ trên chính trường. Điều này có thể tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành gỗ Việt Nam. Nếu tận dụng tốt, chúng ta sẽ xác lập được vị thế mới, vững vàng hơn trên con đường phát triển bền vững.

Tổng cục Hải quan ước tính trong năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023. Nếu so sánh với kỷ lục cũ được xác lập năm 2022 là 15,8 tỷ USD thì kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đã vượt khoảng 500 triệu USD. Cùng với gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng đóng góp 1,04 tỷ USD giúp tổng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 17,3 tỷ USD. Đây là một thành quả thực sự ấn tượng, phản ánh sức mạnh và khả năng vượt khó của ngành.

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa

Bước sang năm 2025, dù khó khăn vẫn còn nhưng ngành nội thất Việt Nam cũng đứng trước nhiều cơ hội. Những thay đổi trong địa chính trị thế giới đã tác động, tạo nên thời cơ mà Tổng bí thư Tô Lâm gọi là kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đảng, Nhà nước và toàn dân đang dồn sức cho mục tiêu phát triển kinh tế. “Thời kỳ chính quyền Trump 2.0” mở ra, nổi bật với chính sách thuế cao nhắm vào Trung Quốc, Canada, Mexico… sẽ có những tác động đặc biệt đến Việt Nam nói chung và ngành nội thất nói riêng. Hai yếu tố này có thể được xem là “thiên thời” và “địa lợi” mà ngành may mắn hội tụ được.

Nganh go va noi that truoc ky nguyen vuon minh 3
Ông Phùng Quốc Mẫn, Chủ tịch Hawa

Vậy, yếu tố chúng ta cần trang bị thêm chính là “nhân hòa”. Ngược dòng lịch sử, cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn (1418-1427) cho chúng ta một bài học lớn. Từ một nhóm nhỏ khởi nghĩa ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), nghĩa quân không ngừng lớn mạnh, thu hút sự tham gia của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước. Được như vậy chính là nhờ lãnh tụ Lê Lợi đã biết dựa vào dân, chú trọng xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân Minh xâm lược đông đảo và hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Yếu tố “nhân hòa” ở đây chính là biết phát huy nội lực, dựa vào chính mình để làm chủ vận mệnh của dân tộc mình. Điều này mang ý nghĩa quyết định mọi sự thành bại trong lịch sử Việt Nam.

Trở lại với ngành gỗ, chúng ta có rất nhiều thế mạnh: lực lượng lao động trẻ, giàu sáng tạo, cần cù, thông minh; nguồn nguyên liệu bản địa dồi dào; các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được ban hành kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người dân tham gia vào chuỗi sản xuất; các hiệp hội ngành nghề hoạt động tích cực, luôn đồng hành cùng DN… Đứng trước cơ hội lớn, nếu các DN đồng lòng, đoàn kết cùng phát triển, tôi tin ngành gỗ và nội thất Việt Nam hoàn toàn có thể xác lập được vị thế mới.

Đoàn kết vì sự thịnh vượng chung

Quy mô thị trường nội thất toàn cầu được định giá hơn 516 tỷ USD, trong khi xuất khẩu của các DN Việt Nam mới hơn 16 tỷ USD, chỉ là con số lẻ trong miếng bánh toàn thị trường. Rõ ràng dư địa của ngành còn rất lớn, rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Dẫu biết rằng cạnh tranh là động lực để phát triển nhưng phải phân định rõ cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Các DN không nên “ngáng chân nhau” mà nên hợp tác để cùng phát triển, để lớn mạnh đủ sức chinh phục thị trường thế giới. Khi đó, các DN đều cùng có lợi. Để đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu, BCH HAWA nhiệm kỳ IX đã đề cao và chú trọng các hoạt động kết nối: Kết nối giữa các DN hội viên, kết nối giữa các hiệp hội, tận dụng được thế mạnh của từng vùng miền để cùng nhau phát triển.

Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam có những giá trị đặc trưng, được hội tụ theo từng vùng miền. Miền Bắc có trung tâm cung ứng nguyên vật liệu, có các khu vực sản xuất hàng nội thất quy mô lớn, có các làng nghề mỹ nghệ truyền thống đặc trưng. Miền Trung có thế mạnh của hàng ngoài trời, là trung tâm của công tác phát triển rừng trồng. Còn miền Nam là thủ phủ chế biến gỗ với ba trung tâm là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh với thế mạnh sáng tạo, thiết kế, thương mại, thương hiệu, trung tâm logistics, tài chính… Việc gắn kết 3 miền, tụ hội các giá trị là điều chúng ta chưa làm được. Do vậy cần phải tạo được những kết nối cần thiết để ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam khép kín chuỗi cung ứng nội thất cho thị trường thế giới.

Cần phải nhìn nhận rằng thời gian qua các DN đã rất nỗ lực đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư cho thiết kế sáng tạo và không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường. DN cũng tiếp cận được phương thức kinh doanh mới, ứng dụng thương mại điện tử để có thể trực tiếp xuất khẩu thông qua các nền tảng như Amazon, Wayfair… Một điều đáng khích lệ là sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã vào cuộc cùng ngành gỗ như tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, quy hoạch gỗ rừng trồng…

Như vậy, bức tranh tổng thể của ngành gỗ hiện nay có thể gói gọn trong một câu: Bên ngoài thuận lợi, bên trong có chuyển mình. Điều DN cần làm lúc này là đoàn kết, đoàn kết và đại đoàn kết. Vì sự văn minh và thịnh vượng của dân tộc, tôi tin là khi kết nối các thế mạnh, chúng ta có thể có thể bứt phá và phát triển mạnh mẽ.

Phùng Quốc Mẫn – Chủ tịch HAWA

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

luc-day-fdi

Lực đẩy FDI

Là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài nhưng Việt Nam chưa thực sự hưởng lợi từ nguồn vốn này. Khai thác giá trị FDI thế nào để hoàn thiện chuỗi cung ứng “made in Vietnam” là vấn đề mà hiệp hội các ngành nghề cần chú ý. Việt Nam đang ngày càng trở […]

...
tai-co-cau-doanh-nghiep-trong-boi-canh-thue-quan-my-viec-phai-lam-ngay

Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị […]

...
minh-bach-chuoi-cung-ung-go-va-noi-that-bien-ap-luc-thanh-co-hoi

Minh bạch chuỗi cung ứng gỗ và nội thất: Biến áp lực thành cơ hội

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang đứng trước yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế về tính bền vững và minh bạch. Việc làm sạch và minh bạch hóa chuỗi cung ứng không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là chiến lược để nâng cao năng lực […]

...
ho-tro-truyen-thong-itech-expo-2025-new-tech-empower-ifuture

[Hỗ trợ truyền thông] iTECH EXPO 2025 – NEW TECH EMPOWER iFUTURE

Định hướng trở thành sân chơi công nghệ quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, iTECH EXPO được Hội Tin học TP.HCM (HCA), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng VIETBUILD và ALTA MEDIA tổ chức lần đầu tiên vào năm 2024, quy tụ những giải pháp đổi mới sáng tạo, thông […]

...
toa-dam-thuong-mai-go-va-san-pham-go-giua-viet-nam-va-hoa-ky

[Hỗ trợ truyền thông] Tọa đàm Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

– Tọa đàm do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp & Môi trường) tổ chức Thông tin chi tiết của chương trình: Thời gian: từ 8h00-12h00, ngày 24/6/2025 (thứ Ba). Địa điểm họp trực tiếp: Phòng họp 201, nhà B6, số […]

...
doc-hoa-ky-khoi-xuong-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-go-dan-viet-nam

[THÔNG BÁO KHẨN] DOC Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam

Ngày 11 tháng 6 năm 2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) gỗ dán cứng và gỗ dán trang trí từ Việt Nam. Trước khi phát hành bảng câu hỏi điều tra, DOC yêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi nhằm […]

...
ong-conan-lee-giam-doc-dieu-hanh-cong-ty-lecangs-thu-suc-voi-ban-si-truc-tuyen

Ông Conan Lee – Giám đốc điều hành Công ty Lecangs: Thử sức với bán sỉ trực tuyến

Đến thăm đại bản doanh của Lecangs ở Los Angeles, ấn tượng đầu tiên là tính quy mô và sự chuyên nghiệp của công ty. Lecangs hiện đang cung ứng dịch vụ hậu cần cho doanh nghiệp (DN) tham gia kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử muốn tiếp cận người dùng […]

...
Cai-thien-xuong-song-logistics-

Cải thiện “xương sống” logistics: Đòn bẩy nâng cao năng lực xuất nhập khẩu

Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong kết nối và định hình hoạt động nền kinh tế. Đây là mắt xích quan trọng không chỉ đảm bảo sự liên kết thông suốt trong chuỗi cung ứng mà còn thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất và thương mại, góp phần quan trọng vào […]

...