Tái cơ cấu doanh nghiệp trong bối cảnh thuế quan Mỹ: Việc phải làm ngay

Chính sách thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đà tăng trưởng toàn cầu. Là quốc gia cung ứng hàng hóa cho Mỹ, Việt Nam có thể sẽ chịu không ít khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp (DN) tái cấu trúc chiến lược, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Giai đoạn 2025 – 2026, kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, duy trì ở mức 2,8% vào năm 2025, tương đương năm 2024, do suy giảm tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ (xuống còn 1,8%) và Trung Quốc (chỉ còn 4%).

Áp lực lên thị trường nội địa

Lạm phát toàn cầu có xu hướng giảm nhẹ, tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các rủi ro địa chính trị, chiến tranh thương mại và biến đổi khí hậu vẫn là những yếu tố tiềm ẩn. Đặc biệt, việc Mỹ áp đặt biện pháp thuế quan mới có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2025 – 2026. Ngân hàng Thế giới dự báo GDP thực của Việt Nam tăng 6,8% vào năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Quốc hội là 6,5 – 7%, phấn đấu đạt 7 – 7,5%. Lạm phát được kiểm soát ở mức 4 – 4,5%. Xuất khẩu và FDI tiếp tục tăng, dù tốc độ tăng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại cuối quý IV/2025. Đầu tư công được đẩy mạnh.

Những đột phá về thể chế và cải cách bộ máy nhà nước đang dần triển khai, tạo môi trường thuận lợi hơn cho DN. Nhờ hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt bước tiến quan trọng, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Malaysia, Singapore… mở ra cơ hội hợp tác thương mại, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, ở vị trí quốc gia có thặng dư thương mại lớn thứ ba với Mỹ, chỉ sau Trung Quốc và Mexico, chính sách thuế quan mới của quốc gia này chắc chắn sẽ tác động đến Việt Nam. Năm 2024, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt 123,5 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm trước và thiết lập mức cao kỷ lục. Bên cạnh nguy cơ xuất khẩu giảm do nhu cầu thị trường chính suy giảm và FDI bị ảnh hưởng bởi tâm lý e ngại, một vấn đề đáng chú ý là DN sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa từ các nước khác xuất khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là từ Trung Quốc, khi họ không xuất được hàng sang Mỹ. Điều này sẽ là áp lực đáng kể cho thị trường nội địa.

Thức tỉnh phải lúc

Thuế quan Mỹ, dù không quá mới nhưng vẫn là nỗi lo, đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội cho DN Việt Nam. Đây là cơ hội để DN thức tỉnh, tiến hành cơ cấu lại DN và phải tái cơ cấu một cách chiến lược mới có thể vượt qua thách thức và tận dụng được các cơ hội.

Việc “bỏ trứng vào một giỏ”, tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ là một rủi ro. Trước hết, DN cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, gia tăng sức mạnh nội lực và nội địa hóa sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn mới của thị trường toàn cầu. Việc mở rộng sang các thị trường mới như ASEAN, Ấn Độ, hoặc châu Phi, nơi có nhu cầu cao đối với sản phẩm Việt Nam là cần thiết. Đồng thời, cần đa dạng hóa đối tác, sản phẩm và nguồn vốn để giảm rủi ro.

Một yêu cầu quan trọng hiện nay là DN phải minh bạch hơn về nguồn gốc xuất xứ, về đối tác, và về thị trường. Đặc biệt, cần tăng cường trách nhiệm giải trình. Khi phía nước ngoài (ví dụ như Mỹ) yêu cầu giải trình hoặc giải thích, DN cần sẵn sàng đứng ra cùng với Chính phủ để giải trình. Việc này là cần thiết vì Mỹ đã tăng cường điều tra về nguồn gốc xuất xứ, trung chuyển hàng hóa, và các vấn đề liên quan.

Bên cạnh đó, DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách đầu tư vào nguồn nhân lực, công nghệ và quản lý. Chuyển đổi số và xanh hóa, áp dụng các tiêu chuẩn ESG, cũng là những hướng đi chiến lược dài hạn. DN cần chủ động theo dõi sát sao tác động cụ thể của thuế quan để xây dựng kế hoạch chia sẻ chi phí với đối tác. Việc đánh giá tác động này đối với DN và đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng.

Tự cường để vươn lên

Kịch bản thuế xuất khẩu sang Mỹ có thể lý tưởng là 10% nhưng hoàn toàn có thể ở mức cao hơn. Dù ở mức nào thì DN phải chấp nhận luật chơi mới, đàm phán tốt hơn với đối tác xuất khẩu. Việc tăng cường tính tự lực tự cường là giải pháp trước mắt và lâu dài cho DN. Đây là lúc DN cần đổi mới tư duy, nắm bắt cơ hội từ các xu hướng toàn cầu và đóng góp vào việc xây dựng một kỷ nguyên phát triển mới cho Việt Nam.

Giai đoạn 2025 – 2026 không chỉ đặt ra thách thức mà còn là cơ hội để DN đổi mới, đa dạng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đảng và Nhà nước đang thể hiện sự quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, không muốn bàn lùi. DN cần tận dụng các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thuế, phí và lãi suất. Đồng thời, chủ động tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác mạnh mẽ thị trường nội địa.

Nếu được chuẩn bị về tư duy chiến lược, tinh thần chủ động, minh bạch và tự cường, DN Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn, tận dụng các cơ hội mới và đóng góp vào sự phát triển bền vững, thịnh vượng của đất nước.

Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia
N.K ghi

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...
sacombank-trien-khai-dich-vu-giai-ngan-truc-tuyen-cho-doanh-nghiep

[Hỗ trợ truyền thông] Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank. […]

...
dien-dan-lam-nghiep-pefc-2025-tang-suc-bat-cho-xuat-khau-go-viet-thong-qua-chung-chi-rung-ben-vung

Diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025: Tăng sức bật cho xuất khẩu gỗ Việt thông qua chứng chỉ rừng bền vững

Hôm qua (8/5/2025), Diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025: Định hình Tương lai của Quản lý Rừng bền vững, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) và Tổ chức Chứng chỉ rừng PEFC quốc tế phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP. HCM. Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định […]

...