Giảm lãng phí, tối đa hiệu suất

Sản xuất nội thất có tác động đáng kể đến môi trường do sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát thải. Áp dụng các chiến lược giảm thiểu lãng phí dưới đây không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu suất mà còn tiết kiệm chi phí.

Việc giảm thiểu lãng phí và tối đa hóa hiệu suất trong sản xuất nội thất có ý nghĩa quan trọng với môi trường, nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Thiết kế để sản xuất và lắp ráp (DFMA)

DFMA là một tập hợp các nguyên tắc và thực hành được sử dụng nhằm tối ưu hóa thiết kế sản phẩm để dễ sản xuất và lắp ráp. Từ đó dẫn đến giảm số lượng bộ phận của sản phẩm, đơn giản hóa quy trình lắp ráp và giảm thời gian, chi phí sản xuất.

Các nguyên tắc chính của DFMA là:

– Đơn giản hóa thiết kế: Số lượng bộ phận cần thiết có thể được giảm bớt, giúp giảm lãng phí và cải thiện hiệu suất.

– Chuẩn hóa các bộ phận: Giúp giảm số lượng bộ phận riêng biệt cần thiết và đơn giản hóa quy trình sản xuất, lắp ráp.

– Giảm thiểu các bước lắp ráp: Giúp giảm thời gian và chi phí sản xuất.

– Tối ưu hóa trình tự lắp ráp: Có thể giảm thiểu thời gian và công sức cần thiết để lắp ráp.

– Thiết kế để dễ xử lý: Giúp giảm nguy cơ hư hỏng trong quá trình sản xuất và lắp ráp, giảm thiểu lãng phí và giảm chi phí.

26 Giam lang phi toi da hieu suat 2
Giảm lãng phí, tối đa hiệu suất 2

Có rất nhiều ví dụ về thiết kế nội thất kết hợp các nguyên tắc của DFMA, trong đó nổi bật là đồ nội thất đóng gói phẳng: chẳng hạn như các sản phẩm của IKEA, được thiết kế để người dùng cuối có thể dễ dàng lắp ráp bằng cách sử dụng số lượng bộ phận tối thiểu. Các thiết kế được tối ưu hóa để sản xuất, vận chuyển và lắp ráp hiệu quả.

Kế đó là đồ nội thất dạng mô-đun: chẳng hạn như ô văn phòng hoặc kệ, được thiết kế để dễ dàng lắp ráp và tháo rời, cho phép tùy chỉnh và linh hoạt, dễ sửa chữa, thay thế.

Đồ nội thất đa chức năng: chẳng hạn như giường sofa hoặc ghế đôn lưu trữ, được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích, giảm nhu cầu về các đồ nội thất bổ sung. Các thiết kế được tối ưu hóa để dễ lắp ráp và tháo rời, cũng như giảm vật liệu và bộ phận.

Quản lý vật liệu

Quản lý vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chất thải và cải thiện hiệu quả sản xuất nội thất; giảm thiểu lãng phí, giảm chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Một khía cạnh quan trọng của quản lý vật liệu là kiểm soát hàng tồn kho. Hệ thống sản xuất tức thời là một kỹ thuật có thể được sử dụng để đảm bảo rằng vật liệu chỉ được đặt hàng và giao khi cần thiết.

Các chương trình giảm thiểu chất thải cũng có thể được triển khai trong hoạt động quản lý vật liệu để giúp xác định các khu vực phát sinh chất thải và thực hiện các bước để giảm thiểu.

Sau đây là một số chiến lược hiệu quả để quản lý vật liệu trong sản xuất đồ nội thất:

– Hệ thống sản xuất tức thời (Just-in-time inventory – JIT) là một hệ thống quản lý hàng tồn kho liên quan đến việc sản xuất và tiếp nhận hàng hóa đúng lúc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hệ thống này giúp giảm mức tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu trữ và bớt lãng phí liên quan đến hàng tồn kho.

– Hệ thống Kanban: sử dụng tín hiệu trực quan để quản lý luồng vật liệu và sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất giúp giảm mức tồn kho và cải thiện hiệu quả sản xuất.

– Lập kế hoạch nhu cầu vật liệu (Material Requirement Planning – MRP): là hệ thống quản lý hàng tồn kho bằng máy tính, giúp đảm bảo những vật liệu cần thiết sẽ có sẵn cho sản xuất, giúp giảm lãng phí liên quan đến hàng tồn kho và tình trạng thiếu hụt.

Nhiều công ty nội thất đã triển khai thành công các chiến lược quản lý vật liệu. Chẳng hạn như IKEA. Công ty này sử dụng hệ thống sản xuất tức thời để giảm mức tồn kho và giảm thiểu chi phí lưu kho. IKEA cũng hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để tối ưu hóa luồng vật liệu và giảm thiểu chất thải trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Herman Mille, nhà sản xuất nội thất của Mỹ đã triển khai chương trình giảm chất thải để giảm thiểu lãng phí liên quan đến hàng tồn kho, phế liệu và hoạt động gia công lại. Công ty cũng đã triển khai hệ thống Kanban để quản lý luồng vật liệu và sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất.

Steelcase, một thương hiệu nội thất khác của Mỹ cũng triển khai hệ thống sản xuất tức thời để giảm mức tồn kho và chi phí lưu kho. Công ty cũng sử dụng MRP để đảm bảo có đúng vật liệu khi cần.

Bằng cách áp dụng các hoạt động bền vững kể trên, các công ty sản xuất nội thất có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.

Ngân Hạnh (Nguồn: Deskera)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...
sacombank-trien-khai-dich-vu-giai-ngan-truc-tuyen-cho-doanh-nghiep

[Hỗ trợ truyền thông] Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank. […]

...