Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để cạnh tranh phát triển bền vững.

Nhiều rào cản mới đang hình thành

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023, vượt qua kỷ lục năm 2022. Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm đến lớn nhất, chiếm khoảng 53,2% kim ngạch xuất khẩu chỉ trong 2 tháng đầu năm. Ước tính cả năm, xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 24%. Tương tự, xuất khẩu sang EU cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.

Tuy nhiên, đằng sau những con số tích cực là hàng loạt rào cản đang siết chặt. Tại Mỹ, các hàng rào thuế quan mới có thể được áp dụng trong thời gian tới, đe dọa trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt. Các vụ kiện chống bán phá giá và nghi ngờ gian lận xuất xứ tiếp tục làm khó DN trong việc minh bạch chuỗi cung ứng.

Ở châu Âu, sau nhiều lần trì hoãn, Quy định chống phá rừng (EUDR) sẽ chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2025. Theo đó, các sản phẩm gỗ muốn vào EU phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến phá rừng.

hoan thien he sinh thai cong nghiep noi that tu cuong de vuon xa 1

Cùng với đó là xu hướng “địa phương hóa chuỗi cung ứng” sau đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Các tập đoàn lớn tại Mỹ, EU, Nhật Bản đang đẩy mạnh việc tái cấu trúc chuỗi cung gần thị trường tiêu thụ, ưu tiên các quốc gia có cùng hệ giá trị hoặc là đối tác chiến lược. Sự thay đổi này đang định hình một thế giới “toàn cầu hóa đa cực”, phân hóa theo các nhóm lợi ích, thay vì một “sân chơi” toàn cầu đồng nhất như trước. Nếu không nâng cao giá trị nội tại và tính minh bạch, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ bị gạt khỏi các “chuỗi giá trị tin cậy” đang định hình lại.

Hoàn thiện hệ sinh thái nội địa: Chìa khóa phát triển bền vững

Để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội, ngành nội thất Việt Nam cần xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp đầy đủ và hiện đại. Hiện nay, ngành vẫn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, với kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 đạt 2,81 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2023, trong đó gỗ nguyên liệu chiếm 85,2% (2,4 tỷ USD). Sự phụ thuộc này không chỉ làm tăng chi phí mà còn khiến DN dễ bị tổn thương trước biến động nguồn cung.

Một hệ sinh thái công nghiệp nội thất hoàn chỉnh và hiện đại cần hội tụ đầy đủ các yếu tố: Nguồn nguyên liệu bền vững (gỗ rừng trồng trong nước có chứng chỉ FSC), công nghiệp chế biến tiên tiến (máy móc, công nghệ hiện đại), nhà máy sản xuất quy mô, hệ thống thiết kế sáng tạo, thương hiệu nội địa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mạng lưới phân phối rộng khắp và hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Việt Nam đã có những nền tảng nhất định như nguồn gỗ rừng trồng trên 2 triệu ha, lực lượng lao động lành nghề và năng lực sản xuất tốt. Tuy nhiên, những “mắt xích” còn thiếu hoặc yếu như công nghiệp cơ khí và phụ trợ (máy móc, linh kiện, phụ kiện), khả năng thiết kế sản phẩm đáp ứng thị hiếu đa dạng của từng thị trường, hệ thống phân phối quốc tế và đặc biệt là sự thiếu vắng các thương hiệu nội thất Việt có tầm vóc toàn cầu đang là những “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ.

“Tự cường” để vươn xa

Việc chủ động kiểm soát chuỗi cung ứng trong một hệ sinh thái nội địa vững mạnh sẽ mang lại “lợi ích kép” cho các DN Việt Nam. Không chỉ giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, DN còn có thể nâng cao khả năng  đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về minh bạch nguồn gốc, phát triển bền vững và chứng  minh không gian lận xuất xứ. Những giá trị này sẽ trở thành “tấm hộ chiếu” giúp sản phẩm nội thất Việt Nam tự tin “bước chân” vào những thị trường khó tính nhất. Để đạt được bước phát triển chiến lược này, sự định hướng từ các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò then chốt.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định để hệ sinh thái này thực sự vận hành hiệu quả và bền vững nằm ở sự chủ động của chính các DN. Đó là sự chủ động đầu tư vào công nghệ sạch, vào thiết kế sáng tạo, chủ động minh bạch hóa chuỗi cung ứng và  chủ động liên kết, hợp tác để chia sẻ nguồn lực thay vì cạnh tranh đơn lẻ. Song song với đó là tinh thần trách nhiệm quốc gia, kiên quyết tránh để Việt Nam trở thành “bãi đáp” để “rửa” xuất xứ cho hàng hóa của nước khác. Nếu không cẩn trọng, ngành nội thất Việt Nam có thể đánh mất uy tín, phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hàng trăm nghìn lao động và DN trong chuỗi giá trị.

Đã đến lúc ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam không chỉ dừng lại ở vai trò là “công xưởng gia công sản xuất” của thế giới mà cần vươn mình trở thành một trung tâm sản xuất có bản sắc riêng, có thiết kế, có thương hiệu mạnh mẽ và sở hữu một hệ sinh thái nội lực vững chắc. Những con số tăng trưởng ấn tượng trong năm qua đã chứng minh ngành có nền tảng, có tiềm năng và có cả thực lực. Việc hoàn thiện “bức tranh” còn lại phụ thuộc vào quyết tâm của từng DN và tầm nhìn dài hạn của toàn ngành.

Cơ hội đang rộng mở, nhưng thời gian không chờ đợi. Ngành nội thất Việt Nam cần hành động ngay hôm nay để tự cường và vươn xa.

Trần Việt Tiến

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

-Viet-lai-chuoi-cung-ung-

Viết lại chuỗi cung ứng

Các mức thuế đối ứng mà Mỹ đặt ra không đưa Việt Nam vào thế khó mà buộc ngành xuất khẩu phải nhìn lại thực tế và có những hiệu chỉnh toàn diện trên chuỗi cung ứng. Trong đó, tính minh bạch và bền vững được đề cao. Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Hồ Đức […]

...
hawaexpo-2025-ket-noi-ven-tron

HawaExpo 2025: Kết nối vẹn tròn

Diễn ra từ ngày 5 – 7/3/2025 tại White Palace, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, HawaExpo 2025 đã chinh phục được mục tiêu mà ban tổ chức xác định ngay từ đầu: Tạo nên những kết nối hữu ích và xây dựng thương hiệu để cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành chế biến […]

...
giai-thuong-noi-that-chau-a-thai-binh-duong-asia-pacific-furniture-awards-2025

[Hỗ trợ truyền thông] Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương – Asia-Pacific Furniture Awards 2025

Giải thưởng Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương do Hội đồng các Hiệp hội Nội thất Châu Á – Thái Bình Dương (CAFA) tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu, nhà thiết kế và nghệ nhân tiêu biểu có đóng góp nổi bật về công nghệ, thiết kế sáng tạo và phát triển bền […]

...
vibe-2025-chien-luoc-mo-rong-he-sinh-thai-nganh

VIBE 2025: Chiến lược mở rộng hệ sinh thái ngành

Sau những thành công ấn tượng trong mùa ra mắt đầu tiên, Triển lãm Nội thất & Xây dựng Việt Nam – VIBE do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) phối hợp cùng Hiệp hội Xây dựng & Vật liệu xây dựng (SACA) tổ chức sẽ chính thức quay […]

...
ho-tro-truyen-thonghoi-cho-may-va-nguyen-lieu-go-quoc-te-binh-duong-bifa-wood-viet-nam-2025

[Hỗ trợ truyền thông]HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025

HỘI CHỢ MÁY VÀ NGUYÊN LIỆU GỖ QUỐC TẾ BÌNH DƯƠNG – BIFA WOOD VIỆT NAM 2025 “Smart Furniture Solutions” – Sự kiện trọng điểm của ngành gỗ tại khu vực 📅 Thời gian: 06 – 09/08/2025 📍 Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC EXPO Bình Dương, Đường Hùng Vương, P. Hòa […]

...
don-doc-tap-chi-go-va-noi-that-so-104

Đón đọc tạp chí Gỗ và Nội Thất số 104

Là quốc gia từng được hưởng lợi thế trong căng thẳng Mỹ – Trung trong quá khứ, mức thuế áp đến 46% cho hàng hóa Việt Nam đầy bất ngờ. Sau hàng loạt diễn biến, bản chất của thuế đối ứng – mối đe doạ của các quốc gia xuất khẩu, đã được các chuyên […]

...
vietnamwood-2025

Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về ngành công nghiệp máy chế biến gỗ (VietnamWood 2025) trở lại với sức mạnh toàn diện!

VietnamWood 2025 trở lại hoành tráng quy tụ các nhà lãnh đạo, nhà đổi mới và chuyên gia toàn cầu từ khắp các ngành sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Là nền tảng có ảnh hưởng nhất của Việt Nam về máy móc chế biến gỗ, phiên bản 2025 hứa hẹn quy mô […]

...
_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...