Hoàn thiện hệ sinh thái công nghiệp nội thất: Tự cường để vươn xa

Ngành nội thất Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ để khẳng định vị thế toàn cầu, nhưng những thách thức từ thuế quan, quy định quốc tế và xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hệ sinh thái ngành, nâng cao nội lực để cạnh tranh phát triển bền vững.

Nhiều rào cản mới đang hình thành

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 16,25 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2023, vượt qua kỷ lục năm 2022. Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm đến lớn nhất, chiếm khoảng 53,2% kim ngạch xuất khẩu chỉ trong 2 tháng đầu năm. Ước tính cả năm, xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt khoảng 9 tỷ USD, tăng 24%. Tương tự, xuất khẩu sang EU cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.

Tuy nhiên, đằng sau những con số tích cực là hàng loạt rào cản đang siết chặt. Tại Mỹ, các hàng rào thuế quan mới có thể được áp dụng trong thời gian tới, đe dọa trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt. Các vụ kiện chống bán phá giá và nghi ngờ gian lận xuất xứ tiếp tục làm khó DN trong việc minh bạch chuỗi cung ứng.

Ở châu Âu, sau nhiều lần trì hoãn, Quy định chống phá rừng (EUDR) sẽ chính thức có hiệu lực từ cuối năm 2025. Theo đó, các sản phẩm gỗ muốn vào EU phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp và không liên quan đến phá rừng.

hoan thien he sinh thai cong nghiep noi that tu cuong de vuon xa 1

Cùng với đó là xu hướng “địa phương hóa chuỗi cung ứng” sau đại dịch COVID-19 và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Các tập đoàn lớn tại Mỹ, EU, Nhật Bản đang đẩy mạnh việc tái cấu trúc chuỗi cung gần thị trường tiêu thụ, ưu tiên các quốc gia có cùng hệ giá trị hoặc là đối tác chiến lược. Sự thay đổi này đang định hình một thế giới “toàn cầu hóa đa cực”, phân hóa theo các nhóm lợi ích, thay vì một “sân chơi” toàn cầu đồng nhất như trước. Nếu không nâng cao giá trị nội tại và tính minh bạch, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ bị gạt khỏi các “chuỗi giá trị tin cậy” đang định hình lại.

Hoàn thiện hệ sinh thái nội địa: Chìa khóa phát triển bền vững

Để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội, ngành nội thất Việt Nam cần xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp đầy đủ và hiện đại. Hiện nay, ngành vẫn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, với kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2024 đạt 2,81 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2023, trong đó gỗ nguyên liệu chiếm 85,2% (2,4 tỷ USD). Sự phụ thuộc này không chỉ làm tăng chi phí mà còn khiến DN dễ bị tổn thương trước biến động nguồn cung.

Một hệ sinh thái công nghiệp nội thất hoàn chỉnh và hiện đại cần hội tụ đầy đủ các yếu tố: Nguồn nguyên liệu bền vững (gỗ rừng trồng trong nước có chứng chỉ FSC), công nghiệp chế biến tiên tiến (máy móc, công nghệ hiện đại), nhà máy sản xuất quy mô, hệ thống thiết kế sáng tạo, thương hiệu nội địa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, mạng lưới phân phối rộng khắp và hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Việt Nam đã có những nền tảng nhất định như nguồn gỗ rừng trồng trên 2 triệu ha, lực lượng lao động lành nghề và năng lực sản xuất tốt. Tuy nhiên, những “mắt xích” còn thiếu hoặc yếu như công nghiệp cơ khí và phụ trợ (máy móc, linh kiện, phụ kiện), khả năng thiết kế sản phẩm đáp ứng thị hiếu đa dạng của từng thị trường, hệ thống phân phối quốc tế và đặc biệt là sự thiếu vắng các thương hiệu nội thất Việt có tầm vóc toàn cầu đang là những “điểm nghẽn” cần được tháo gỡ.

“Tự cường” để vươn xa

Việc chủ động kiểm soát chuỗi cung ứng trong một hệ sinh thái nội địa vững mạnh sẽ mang lại “lợi ích kép” cho các DN Việt Nam. Không chỉ giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài, DN còn có thể nâng cao khả năng  đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về minh bạch nguồn gốc, phát triển bền vững và chứng  minh không gian lận xuất xứ. Những giá trị này sẽ trở thành “tấm hộ chiếu” giúp sản phẩm nội thất Việt Nam tự tin “bước chân” vào những thị trường khó tính nhất. Để đạt được bước phát triển chiến lược này, sự định hướng từ các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò then chốt.

Tuy nhiên, yếu tố quyết định để hệ sinh thái này thực sự vận hành hiệu quả và bền vững nằm ở sự chủ động của chính các DN. Đó là sự chủ động đầu tư vào công nghệ sạch, vào thiết kế sáng tạo, chủ động minh bạch hóa chuỗi cung ứng và  chủ động liên kết, hợp tác để chia sẻ nguồn lực thay vì cạnh tranh đơn lẻ. Song song với đó là tinh thần trách nhiệm quốc gia, kiên quyết tránh để Việt Nam trở thành “bãi đáp” để “rửa” xuất xứ cho hàng hóa của nước khác. Nếu không cẩn trọng, ngành nội thất Việt Nam có thể đánh mất uy tín, phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại kéo dài, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hàng trăm nghìn lao động và DN trong chuỗi giá trị.

Đã đến lúc ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam không chỉ dừng lại ở vai trò là “công xưởng gia công sản xuất” của thế giới mà cần vươn mình trở thành một trung tâm sản xuất có bản sắc riêng, có thiết kế, có thương hiệu mạnh mẽ và sở hữu một hệ sinh thái nội lực vững chắc. Những con số tăng trưởng ấn tượng trong năm qua đã chứng minh ngành có nền tảng, có tiềm năng và có cả thực lực. Việc hoàn thiện “bức tranh” còn lại phụ thuộc vào quyết tâm của từng DN và tầm nhìn dài hạn của toàn ngành.

Cơ hội đang rộng mở, nhưng thời gian không chờ đợi. Ngành nội thất Việt Nam cần hành động ngay hôm nay để tự cường và vươn xa.

Trần Việt Tiến

Chia sẻ bài viết:

Tin mới nhất

-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...
sacombank-trien-khai-dich-vu-giai-ngan-truc-tuyen-cho-doanh-nghiep

[Hỗ trợ truyền thông] Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank. […]

...
dien-dan-lam-nghiep-pefc-2025-tang-suc-bat-cho-xuat-khau-go-viet-thong-qua-chung-chi-rung-ben-vung

Diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025: Tăng sức bật cho xuất khẩu gỗ Việt thông qua chứng chỉ rừng bền vững

Hôm qua (8/5/2025), Diễn đàn Lâm nghiệp PEFC 2025: Định hình Tương lai của Quản lý Rừng bền vững, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) và Tổ chức Chứng chỉ rừng PEFC quốc tế phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP. HCM. Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định […]

...