Keo tràm trên chuỗi cung ứng nội thất

Có thể tận dụng triệt để, từ việc làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất đến các phế phẩm, keo tràm ngày càng được các doanh nghiệp trong ngành đón nhận. Nhưng, làm thế nào để phát huy giá trị lớn nhất của nguyên liệu này vẫn là bài toán khó.

Động lực thúc đẩy ngành

Năm 2011, Công ty TNHH Kẻ Gỗ chính thức tham gia xuất khẩu sản phẩm gỗ với mặt hàng thế mạnh là ván ép. Mười năm sau, công ty đã tạo được dấu ấn ở hơn 30 thị trường nhập khẩu. Trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Đức, Pháp, New Zealand, Nhật… Sản phẩm xuất khẩu chính hiện nay của Kẻ Gỗ là dao, muỗng, nĩa dùng một lần. Đáng chú ý, nguyên liệu chính để sản xuất nên những sản phẩm này hoàn toàn từ rừng trồng Việt Nam. “Chúng tôi sử dụng gỗ keo. Khách hàng đánh giá rất cao giải pháp nguyên liệu này”, ông Trịnh Đức Kiên – Phó giám đốc công ty nói về chọn lựa của Kẻ Gỗ như vậy.

Theo ông Kiên, Đức là thị trường đầu tiên nhập khẩu dao, muỗng, nĩa, dùng một lần từ gỗ keo. Nay, sản phẩm đã được dùng trong các nhà hàng, khách sạn… ở hơn 10 quốc gia và thị trường trong nước cũng đang bắt đầu đón nhận. Trước tiềm năng lớn của keo, đại diện Kẻ Gỗ rất mong các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong ngành tiếp tục mở rộng nghiên cứu, mở rộng ứng dụng của gỗ loại nguyên liệu gỗ bản địa này.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hoàn Lộc – Trưởng phòng Phát triển kinh doanh Công ty Tekcom cũng cho rằng, keo tràm hiện là cây nguyên liệu bản địa có khả năng trở thành động lực thúc đẩy ngành phát triển. Độ tuổi khai thác không quá lâu, chỉ cần hơn 7 năm trong khi cao su phải hơn 15 năm mới khai thác được tốt. “Mỗi quốc gia thường có loại cây đặc trưng, mang tính biểu tượng và có giá trị kinh thế. Cây keo hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các loại cây phương tây hay các loài thực vật bản địa ở các quốc gia trong khu vực”, ông Lộc khẳng định.

Đột phá từ đâu?

Thực tế, ngành chế biến gỗ Việt Nam vẫn được đánh giá lợi thế ở mặt nhân công giá rẻ. Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển chung, từ nay đến 2030, chi phí lao động sẽ không còn lợi thế như hiện tại. DN trong ngành đứng trước hai lựa chọn để có lợi thế cạnh tranh. Bao gồm: di chuyển vùng nguyên liệu, không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hay ứng dụng công nghệ để giảm phụ thuộc lao động. Ông Lộc góp ý: “Để cây keo, tràm bước ra thế giới, rất cần sự hỗ trợ từ phía chính sách, phải có sản phẩm làm từ nguyên liệu gỗ bản địa đủ tốt và xây dựng hình ảnh bài bản, truyền thông rộng rãi với người dùng thế giới thì mới có thể tạo lợi thế cạnh tranh với các loại nguyên liệu đã định hình trên thị trường toàn cầu”.

26 Keo tram tren chuoi cung ung noi that 4
Keo tràm trên chuỗi cung ứng nội thất 2

Bên cạnh giá trị khai thác làm đồ nội thất, ông Nguyễn Thanh Phong – Chi hội Viên nén, cho biết gỗ rừng trồng trong nước còn có thể ứng dụng sản xuất nguyên liệu sinh khối, cụ thể là viên nén. Giá trị xuất khẩu viên nén năm 2023 đạt gần 700 triệu USD. Trước xu hướng tiêu dùng xanh, thị trường viên nén thời gian tới sẽ phát triển rất mạnh toàn cầu, ngay trong nước cũng sẽ phát triển. Thế nhưng nguyên liệu sản xuất viên nén chính là sử dụng các phế phẩm của ngành gỗ, cơ hội tận dụng keo tràm sản xuất viên nén rất lớn.

Đồng quan điểm, bà Đỗ Thị Bạch Tuyết – Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland cũng cho rằng, với các DN chế biến gỗ, việc dùng gỗ rừng trồng trong nội thất khá thú vị. Đây là nguyên liệu không bỏ phí gì, có thể khai thác sản xuất nội thất đến các phế phẩm. Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có diện tích rừng trồng lớn của thế giới nhưng chất lượng rừng trồng chưa ổn, rừng trồng phục vụ DN khai thác sâu là không có. Lâm dân không đợi được 8 đến 10 năm để có giá trị lợi nhuận cao hơn mà thường khai thác sớm, rất khó tìm được rừng gỗ đủ tuổi đó để làm nội thất. Do vậy, rất cần chính sách khuyến khích để giữ rừng trồng cho chế biến gỗ thay vì “bán lúa non” như hiện nay.

Không dừng lại ở đó, theo bà Tuyết, hơn 10 năm trước, khách hàng đã hỏi đến chứng chỉ FSC, tính minh bạch nguồn gốc nguyên liệu gỗ rừng trồng. Tuy nhiên, đặc thù sở hữu của lâm dân thường có diện tích dưới 1 ha. Do vậy, cần phải hỗ trợ họ liên kết cộng gộp các diện tích trồng để có chứng chỉ. Đồng thời, DN cần tư vấn, có chính sách thu mua giá cao hơn để người dân có động lực theo các tiêu chuẩn FSC. Kinh nghiệm ở vùng nguyên liệu Tuyên Quang, Woodsland đã phối hợp với lâm dân, chọn mua nguyên liệu có giá cạnh tranh tốt hơn để họ có động lực. Tuy nhiên, DN vẫn hết sức quan ngại về độ sẵn có của nguyên liệu rừng trồng trong nước. “Chúng tôi hy vọng chủ trương của Nhà nước sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho rừng trồng gỗ lớn. Mong các cơ quan quản lý quy hoạch được các vùng rừng trồng lớn, rừng “sạch” không bị chồng lấn với rừng tự nhiên vì hiện thị trường châu Âu cũng đã áp dụng truy xuất tính minh bạch của các vùng địa lý trồng rừng”, bà Tuyết nói.

Trước thực tế con đường để đưa Acacia ra toàn cầu rất cần sự chung tay của nhiều bên, từ đơn vị quản lý, hoạch định chính sách, địa phương và DN, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho rằng, trước mắt mỗi DN cần chủ động để tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên nước nhà. Bởi cơ chế, chính sách và quyết tâm từ phía Nhà nước để phát triển thêm lợi thế cạnh tranh cho ngành chế biến gỗ Việt Nam đã có và đã triển khai.

Hoàng Oanh

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...
sacombank-trien-khai-dich-vu-giai-ngan-truc-tuyen-cho-doanh-nghiep

[Hỗ trợ truyền thông] Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank. […]

...