Làn sóng hồi hương

Việc xuất hiện những nhà máy sản xuất đặt tại Mỹ sẽ khiến chuỗi cung ứng nội thất ở thị trường được đánh giá là lớn nhất thế giới này có nhiều thay đổi.

 SBA Home, nhà sản xuất đồ nội thất khổng lồ của Litva vừa công bố khoản đầu tư 70 triệu USD vào nhà máy sản xuất đầu tiên của mình tại Mỹ.

Bài toán đầu tư

SBA Home là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn SBA Grupe, đơn vị đang vận hành bốn nhà máy ở Litva với hơn 3.000 công nhân. Công ty sẽ xây dựng một cơ sở rộng 500.000 foot vuông tại quận Davie, Mocksville, North Carolina, một thị trấn ở phía Bắc Charlotte và phía Tây Nam Winston-Salem. Cơ sở này dự kiến hoạt động từ tháng 10/2025, sẽ sản xuất đồ nội thất cho khách hàng tại Mỹ và tạo ra 250 việc làm, từ sản xuất, kho bãi đến hành chính và quản lý.

Quận Davie được mệnh danh là thủ phủ nội thất thế giới của North Carolina, nơi tập trung hơn 800 công ty sản xuất nội thất danh tiếng. Dự án được hỗ trợ một phần bởi một khoản tài trợ đầu tư phát triển việc làm (Job Development Investment Grant) trong thời hạn 12 năm. Ước tính sẽ giúp nền kinh tế của tiểu bang tăng trưởng thêm 435,8 triệu USD. Nhờ sử dụng một công thức tính toán bao gồm khoản đầu tư 50 triệu USD của công ty cũng như doanh thu thuế mới phát sinh từ những việc làm vừa được tạo ra, thỏa thuận tài trợ đầu tư phát triển việc làm giúp hoàn trả tối đa cho công ty lên tới 1.421.250 USD, trải dài trong 12 năm. Các khoản thanh toán của tiểu bang chỉ được cung cấp sau khi sở Thương mại và Thuế xác nhận rằng công ty đã đạt được các mục tiêu về đầu tư tăng thêm và tạo ra việc làm.

6 Lan song hoi huong tieng Viet 3

SBA Home là một trong những điển hình đáp lại lời kêu gọi đưa việc làm về lại xứ cờ hoa. Theo một khảo sát do Medius thực hiện, các nhà sản xuất Mỹ cho biết việc kinh doanh hiện nay khó khăn hơn so với thời kỳ đại dịch. 78% nhà sản xuất công nhận 6 tháng qua đã phải đối mặt những thách thức đáng kể, bao gồm: lãi suất tăng (28%), chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng phức tạp (28%), nhu cầu tiêu dùng yếu (25%) và áp lực từ người tiêu dùng về giá (25%).

Do điều kiện kinh tế đầy thách thức, các nhà sản xuất Mỹ đang nỗ lực tinh giản hoạt động và chi phí (47%), tích hợp AI vào chuỗi cung ứng (38%) và tập trung vào việc bảo vệ biên lợi nhuận (36%). Đáng chú ý, có đến 69% nhà sản xuất đã bắt đầu chuyển chuỗi cung ứng của mình về nước, thay cho việc đầu tư sản xuất hay đặt hàng từ các quốc gia cung ứng.

Giá trị tăng lên

Theo kết quả khảo sát, có tới 94% nhà sản xuất tham gia vào quá trình chuyển sản xuất về nước báo cáo kết quả thành công. Gần một phần tư trong số họ (23%) đang tận hưởng thành quả là giá trị tăng lên và độ an toàn được củng cố. 93% nhà sản xuất đang có kế hoạch đẩy mạnh quá trình đưa sản xuất về nước trong chuỗi cung ứng của họ hai năm tới.

Nhân sự có tay nghề chuyên môn và chi phí vẫn là mối quan tâm chính của các lãnh đạo doanh nghiệp (DN) khi bắt tay vào dự án chuyển sản xuất về nước, nhất là khi ngành nội thất vốn đang phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Khi được hỏi đâu là những rào cản lớn nhất với quá trình chuyển sản xuất về nước, lãnh đạo DN cho biết đó là lo ngại về giá cả tăng (36%), tiếp theo là rủi ro khi thay đổi nhà cung cấp (34%) và chi phí hoạt động tăng (33%). Các nhà sản xuất cũng cho biết kế hoạch chuyển sản xuất về nước sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ cần thêm nhân viên có tay nghề chuyên môn tại Mỹ để hỗ trợ cho quá trình này (58%).

Bên cạnh cơ hội có được chuỗi cung ứng an toàn hơn và giảm thiểu chi phí, lãnh đạo DN cũng được khuyến khích bởi những tiến bộ công nghệ, họ cho biết các nền tảng theo dõi đơn hàng do AI điều khiển (34%), phân tích dữ liệu để quản lý rủi ro (33%) và AI tạo sinh trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (32%) đang cho phép chuyển sản xuất về nước. Họ có thêm động lực nhờ khả năng tự động hóa và thấy được lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. 88% nhà sản xuất cho biết họ mong đợi nhanh chóng thu được lợi nhuận từ khoản đầu tư vào tự động hóa trong chuỗi cung ứng.

Khi các nhà sản xuất bắt đầu chuyển dịch về nước, họ mong đợi khách hàng sẽ được hưởng lợi, với khả năng có được các sản phẩm họ muốn nhanh hơn (47%), sản phẩm rẻ hơn nhờ chi phí kinh doanh giảm xuống (45%) và sản phẩm chất lượng cao hơn (44%). Sản xuất trong nước cũng được dự kiến sẽ có tác động rộng hơn đến cách nền kinh tế vận hành nói chung, vì nhiều ngành công nghiệp khác nhau sẽ được hưởng lợi từ việc sản xuất trong nước.

Don Holm – Phó chủ tịch toàn cầu phụ trách tư vấn giá trị của Công ty Phát triển giải pháp phần mềm Medius, cho biết: “Trước bối cảnh kinh doanh khó khăn hơn, các nhà sản xuất Mỹ đang phải đối mặt với một mê cung đầy thách thức, từ việc tăng lãi suất đến sự phức tạp của chuỗi cung ứng và sự thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng.

Bất chấp những thách thức này, 69% nhà sản xuất vẫn đang chuyển hoạt động sản xuất trở lại quê nhà, động lực thúc đẩy là những tiến bộ công nghệ và cơ hội có được sự an toàn cao hơn cho chuỗi cung ứng, mà không phải trả mức giá cao như trước đây khi sản xuất trong nước. Và đây chỉ mới là khởi đầu, khi nhà sản xuất áp dụng AI và tự động hóa, họ không chỉ có thể tồn tại mà còn phát triển trong bối cảnh kinh tế thay đổi mỗi ngày”.

Ca Dao (Nguồn: PR Newswire và Furniture Today)

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...
sacombank-trien-khai-dich-vu-giai-ngan-truc-tuyen-cho-doanh-nghiep

[Hỗ trợ truyền thông] Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank. […]

...