TP. Hồ Chí Minh quyết liệt với tăng trưởng xanh

“TP. Hồ Chí Minh sẽ là địa phương đầu tiên khởi động thị trường tín chỉ carbon và là trung tâm tài chính xanh trong tương lai” là vấn đề được tranh luận sôi nổi nhất tại hội thảo “Tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon”, diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, do Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức. Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, thành phố sẽ nắm bắt xu hướng chuyển đổi xanh thông qua 2 mô hình tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon để tạo năng lực cạnh tranh mới”.

 

Nhiều chuyên gia có mặt tại hội thảo đồng ý “TP. Hồ Chí Minh phải là địa phương đầu tiên của Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính xanh (TCX) và kích hoạt thị trường tín chỉ carbon” vì hội đủ điều kiện về chiến lược phát triển, chính sách, đặc biệt TP. Hồ Chí Minh “là trung tâm tài chính lớn nhất nước”…

Có nhiều ưu thế

Trong báo cáo đầu tiên tại hội thảo, GS-TS. Trần Ngọc Thơ (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “TP. Hồ Chí Minh hiện đang phát thải khoảng 38,5 triệu tấn carbon mỗi năm, trong đó ngành sản xuất công nghiệp khoảng 20 triệu tấn, ngành giao thông khoảng 13 triệu tấn… Với Quyết định số 3273/QĐ-UBND năm 2021, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030, tương đương với khoảng 4-12 triệu tấn carbon trong vòng 7 năm tới. Điều đó chứng tỏ địa phương này đã xác lập mô hình phát triển mới theo xu hướng xanh”.

Đồng quan điểm, ThS. Nguyễn Thị Thu Hà (Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh cần tận dụng các ưu đãi của Nghị quyết 98 của Quốc hội khóa XV về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023) để thúc đẩy các giải pháp cải thiện môi trường, kết nối thị trường TCX và thị trường tín chỉ carbon tự nguyện trong nước với khu vực.

Với mục tiêu tăng trưởng xanh đã xác định và những chính sách hỗ trợ như Nghị quyết 98, theo TS. Trần Văn – Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS), không quá khó trong việc xây dựng đề án trung tâm TCX để phát hành trái phiếu xanh (TPX), cổ phiếu xanh (CPX) của địa phương, khuyến khích doanh nghiệp (DN) phát hành TPX phục vụ các mục tiêu, chương trình, dự án xanh, như: điện gió khu vực biển Cần Giờ, điện mặt trời mái, chiếu sáng công cộng bằng năng lượng tái tạo, xây dựng hệ thống rác phát điện từ nguồn rác thải sinh hoạt 10.000 tấn/ngày hiện nay, hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, vận chuyển hành khách công cộng bằng tàu khách trên sông, xe buýt điện, trồng cây xanh đô thị, xây dựng công viên, phát triển rừng che phủ và cây xanh phân tán…

27 tang truong xanh 2

“Singapore chi 5 triệu USD xây dựng trung tâm dữ liệu, đảm bảo đầy đủ toàn bộ nội dung liên quan đến thị trường tín chỉ carbon, TCX. Từ đây, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng có đủ thông số đánh giá dự án xanh, phát triển bền vững. Tiền đầu tư cho trung tâm này không quá nhiều và các nguồn tài trợ sẵn sàng nếu thực sự bắt tay vào làm”, bà Trần Thị Thúy Ngọc – Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam gợi ý. Theo bà Ngọc, đây là số tiền quá nhỏ với năng lực tài chính hiện nay của TP. Hồ Chí Minh!

Làm như thế nào?

“TP. Hồ Chí Minh cần ban hành cơ chế, chính sách, quy định cho thị trường TPX, CPX để người dân và DN tham gia; công bố danh mục các dự án xanh với đầy đủ thông tin, tổng mức đầu tư, đánh giá của các định chế tài chính, tư vấn độc lập, cơ quan quản lý nhà nước, lãi suất, thời hạn trả nợ…”, TS. Trần Văn phân tích.

Bà Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, cho rằng hiện có khoảng cách quá lớn giữa cơ quan nhà nước và DN, hai bên không gắn kết và chia sẻ với nhau. Bộ nói đã làm rất nhiều việc nhưng DN và các địa phương nói không biết gì! “TP. Hồ Chí Minh muốn đi đầu phải có nhiều sáng kiến huy động DN tham gia vì đó là người chơi chính”, bà Thủy nhấn mạnh.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, nhận thức của DN về kinh tế xanh đã có bước chuyển lớn nhưng “mong được hướng dẫn, sớm có định chế để chúng tôi thực hiện vì hiện nay, nếu DN “không xanh” sẽ không xuất được hàng vào nhiều thị trường lớn.

Từ thực tế hoạt động của thành phố, nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, trong lộ trình thực hiện mô hình trung tâm TCX và thị trường tín chỉ carbon cần có các ưu đãi chính sách giảm rào cản gia nhập tín dụng xanh, trợ cấp theo hướng đền bù rủi ro và bảo đảm tài trợ cũng như hỗ trợ chi phí giao dịch liên quan đến phát hành TPX cho các tổ chức phát hành. Với vai trò trung tâm phân phối, việc xây dựng sàn trao đổi tín chỉ carbon theo dạng ETS (hệ thống giao dịch phát thải) cần được thực hiện vào năm 2025, các DN xuất khẩu trong nhóm ngành chịu ảnh hưởng của CBAM cần được ưu tiên tham gia thị trường ngay từ giai đoạn thí điểm để giảm chi phí tăng lên theo yêu cầu từ phía EU…

Dẫn chứng từ mô hình phát triển xanh của Singapore, TS. Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh Quốc) cho biết, từ năm 2019, Ngân hàng Trung ương Singapore (MAS) đã ra mắt kế hoạch hành động TCX, thành lập Ủy ban Công nghiệp tài chính xanh (GFIT) để xây dựng Singapore thành trung tâm TCX lớn của châu Á, như một cách tiếp cận chính để đạt các cam kết giảm phát thải. Kết quả, chỉ số TCX toàn cầu (Global Green Finance Index) trong 3 năm qua, Singapore đứng đầu khu vực.

TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên dám nghĩ về mô hình “tài chính xanh và là thị trường tín chỉ carbon”. Trong vòng 2 – 3 năm còn quá nhiều việc để làm, nhất là hành lang pháp lý của địa phương phải phù hợp với chính sách quốc gia. Như lời TS. Trương Văn Phước, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, mục tiêu tăng trường kinh tế từ 7,5 – 8% mỗi năm để trở thành nước công nghiệp đặt ra hàng đầu nhưng hạn chế khí thải nhà kính là vấn đề phải được ưu tiên. Đó là bài toán đầy thách thức.

Vân Khôi

Chia sẻ bài viết:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin mới nhất

_toan-canh-diem-moi-nghi-dinh-120-2024-danh-rieng-cho-doanh-nghiep-nganh-go-va-nguyen-lieu-tcmn

Toàn cảnh điểm mới Nghị định 120/2024 dành riêng cho doanh nghiệp ngành gỗ và nguyên liệu TCMN

Bài viết được trích dựa trên tài liệu chính thức của GIZ – Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức, đơn vị đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định VPA/FLEGT và cải thiện Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS). Chi tiết vui lòng tải file đính kèm cuối bài […]

...
-trend-26-khoi-dau-ben-vung-cua-he-sinh-thai-noi-that-viet

[Hỗ trợ truyền thông] Trend 26+: Khởi đầu bền vững của “hệ sinh thái” nội thất Việt

Ngày 23/05/2025, tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội – Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí, công bố ra mắt ấn phẩm Trend 26+, ấn phẩm xu hướng nội thất đầu tiên của Việt Nam.. Sự kiện này đánh dấu bước đi tiên phong […]

...
chien-luoc-xuat-khau-trong-boi-canh-moi

Chiến lược xuất khẩu trong bối cảnh mới

Sáng ngày 30/5, HAWA phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về chiến lược xuất khẩu đồ gỗ nội thất trong bối cảnh mới. Tại sự kiện, các chuyên gia nhấn mạnh thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ là kênh bán hàng mà còn là […]

...
tavico-don-vi-tai-tro-vat-lieu-go-chinh-thuc-dong-hanh-cung-hma-2025

TAVICO – Đơn vị tài trợ vật liệu chính thức đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công ty Cổ phần Tân Vĩnh Cửu Tavico Group – đối tác đã tin tưởng, đồng hành và cùng chia sẻ sứ mệnh phát triển ngành thiết kế nội thất Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gỗ, TAVICO […]

...
ahec-nha-tai-tro-kim-cuong-hma-2025

AHEC – Nhà tài trợ Kim cương đồng hành cùng HMA 2025

Hoa Mai Design Award 2025 chân thành cảm ơn Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ – American Hardwood Export Council SEA (AHEC) – đối tác chiến lược đã đồng hành suốt 21 năm qua. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển bền vững và lan tỏa các giá trị gỗ cứng Hoa Kỳ, AHEC […]

...
tang-cuong-hop-tac-viet-my-trong-nganh-go-hawa-don-tiep-ong-john-chan-dai-dien-hoi-dong-go-cung-hoa-ky-ahec

Tăng cường hợp tác Việt – Mỹ trong ngành gỗ: HAWA đón tiếp ông John Chan – đại diện Hội đồng Gỗ Cứng Hoa Kỳ AHEC

Trong hai ngày 27–28/05/2025, HAWA đã vinh dự đón tiếp ông John Chan – Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Trung Quốc của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Hoa Kỳ (AHEC) trong chuyến công tác đặc biệt tại Việt Nam. Chuyến thăm nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai quốc gia trong lĩnh vực […]

...
khai-mo-tiem-nang-thi-truong-an-do

Khai mở tiềm năng thị trường Ấn Độ

Chiều 21/5, Hội thảo trực tuyến “Hợp tác Việt Nam – Ấn Độ trong ngành gỗ và nội thất” do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ phối hợp với HAWA tổ chức đã mở ra nhiều cơ hội để DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới hiện nay. […]

...
sacombank-trien-khai-dich-vu-giai-ngan-truc-tuyen-cho-doanh-nghiep

[Hỗ trợ truyền thông] Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank. […]

...